Xin hỏi – cách tra và ghi dung sai kích thước

5/5 - (1 bình chọn)

9/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

dung sai gia công hay ghi lên bản vẽ thì có gì khác nhau đâu ak

còn cái kia trên mạng em cũng xem dùi nó vớ vẩn thế nào ý chắc chỉ tham khảo thui

9/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

dung sai gia công hay ghi lên bản vẽ thì có gì khác nhau đâu ak

còn cái kia trên mạng em cũng xem dùi nó vớ vẩn thế nào ý chắc chỉ tham khảo thui

dung sai gia công và dung sai trên bản vẽ khác nhau. khi dung sai k ghi trên bản vẽ thì thợ sẽ tra theo dung sai chung sao cho sai số nằm trong khoảng cho phép. nhưng dung sai ghi trên bản vẽ thì khác, nó đòi hỏi độ chính xác theo ý muốn của người thiết kế.

ví dụ đơn giản là Làm 1 lỗ H7. nếu chỉ chỉ thị lỗ phi 7 liệu nó có làm cho H7 k? đương nhiên là chả thợ nào ngu gì phải làm 1 cái lỗ đạt yêu cầu vậy làm gì khi không chỉ thị.

thêm nữa là khi 1 kích thước k quan trọng thì cần gì bắt dung sai vào đấy để thằng thợ nó è cổ ra đo? đó là sự khác nhau rất rõ giữa dung sai khi có ghi và k ghi trên bản vẽ.

Nếu trả lời là k khác nhau nghĩa là chưa hiểu về ý nghĩa việc ghi dung sai lên bản vẽ.

Last edited: 9/10/2016

9/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

dung sai gia công và dung sai trên bản vẽ khác nhau. khi dung sai k ghi trên bản vẽ thì thợ sẽ tra theo dung sai chung sao cho sai số nằm trong khoảng cho phép. nhưng dung sai ghi trên bản vẽ thì khác, nó đòi hỏi độ chính xác theo ý muốn của người thiết kế.

ví dụ đơn giản là Làm 1 lỗ H7. nếu chỉ chỉ thị lỗ phi 7 liệu nó có làm cho H7 k? đương nhiên là chả thợ nào ngu gì phải làm 1 cái lỗ đạt yêu cầu vậy làm gì khi không chỉ thị.

thêm nữa là khi 1 kích thước k quan trọng thì cần gì bắt dung sai vào đấy để thằng thợ nó è cổ ra đo? đó là sự khác nhau rất rõ giữa dung sai khi có ghi và k ghi trên bản vẽ.

Nếu trả lời là k khác nhau nghĩa là chưa hiểu về ý nghĩa việc ghi dung sai lên bản vẽ.

cái này thì em không biết .em nghĩ kích thước nào quan trọng thì ghi dung sai cho nó còn các kích thước tự do thì không ghi dung sai công nhân sẽ tự biết

10/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

cái này thì em không biết .em nghĩ kích thước nào quan trọng thì ghi dung sai cho nó còn các kích thước tự do thì không ghi dung sai công nhân sẽ tự biết

Thôi thế này đi cho dễ, anh sẽ hỏi 1 câu này trước đã: Vì sao trong kích thước Phi 18 lại lấy dung sai +0.018? và kích thước 18 ở chỗ M8 lại phải lấy dung sai ±0.02?

Nói thêm là ngày trước anh học cũng có nghe nói đến càng gạt rồi được sử dụng rộng dãi trong các máy công cụ, nhưng thực tế là đến giờ anh vẫn chưa hình dung được nó gạt ở chỗ nào cơ Chắc có lẽ k làm về máy móc nên k được mổ mấy cái máy bao giờ.

Last edited: 10/10/2016

10/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

Thôi thế này đi cho dễ, anh sẽ hỏi 1 câu này trước đã: Vì sao trong kích thước Phi 18 lại lấy dung sai +0.018? và kích thước 18 ở chỗ M8 lại phải lấy dung sai ±0.02?

Nói thêm là ngày trước anh học cũng có nghe nói đến càng gạt rồi được sử dụng rộng dãi trong các máy công cụ, nhưng thực tế là đến giờ anh vẫn chưa hình dung được nó gạt ở chỗ nào cơ Chắc có lẽ k làm về máy móc nên k được mổ mấy cái máy bao giờ.

cái dung sai +0,018 đấy là em tra theo hệ lỗ ∅18H7 ra dung sai giới hạn trên là +0,018 giới hạn dưới =0 . còn cái chiều dài 18 em tra theo kích thước đạt độ chính xác cấp 9 em ra được T=0,043 em chọn miền dung sai đối xứng và làm tròn cho dể gia công nên em cho ± 0,02

10/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

cái dung sai +0,018 đấy là em tra theo hệ lỗ ∅18H7 ra dung sai giới hạn trên là +0,018 giới hạn dưới =0 . còn cái chiều dài 18 em tra theo kích thước đạt độ chính xác cấp 9 em ra được T=0,043 em chọn miền dung sai đối xứng và làm tròn cho dể gia công nên em cho ± 0,02

vậy thì đây coi như là 1 vấn đề. vì ví dụ như cái lỗ 18 đấy là để lắp cái gì(chi tiết B, coi chi tiết càng này là chi tiết A)? Khi chọn dung sai nhất là cho lỗ thì phải biết nó lắp với cái gì(B), và dung sai của nó(B) là bao nhiêu, và dự định lắp với nó(B) kiểu gì? chặt hay lỏng hay trung gian. Từ đó mới quyết định được dung sai của lỗ 18(A).

tiếp theo là kích thước dài 18 kia. nếu mặt kia chẳng để làm gì(?) thì vì sao lại phải chính xác cao vậy? nếu để dung sai thông thường(ví dụ ±0.1) có sao k? Lí do gì lại cần độ chính xác cao đến vậy? Mặt đấy sẽ lắp với 1 mặt nào đó của chi tiết khác?

Last edited: 10/10/2016

10/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

vậy thì đây coi như là 1 vấn đề. vì ví dụ như cái lỗ 18 đấy là để lắp cái gì(chi tiết B, coi chi tiết càng này là chi tiết A)? Khi chọn dung sai nhất là cho lỗ thì phải biết nó lắp với cái gì(B), và dung sai của nó(B) là bao nhiêu, và dự định lắp với nó(B) kiểu gì? chặt hay lỏng hay trung gian. Từ đó mới quyết định được dung sai của lỗ 18(A).

tiếp theo là kích thước dài 18 kia. nếu mặt kia chẳng để làm gì(?) thì vì sao lại phải chính xác cao vậy? nếu để dung sai thông thường(ví dụ ±0.1) có sao k? Lí do gì lại cần độ chính xác cao đến vậy? Mặt đấy sẽ lắp với 1 mặt nào đó của chi tiết khác?

em cảm ơn anh đã nhắc nhở , thực sự chi tiết này nhiều chỗ em vẫn chưa biết nó để làm gì , em thấy nó cần gia công thì cho dung sai thui. còn cái kích thước dài 18 kia chắc em sẽ sửa lại vì nó chỉ là cái mặt để lắp ốc vít vào thui

còn cái lỗ em cứ tưởng cho H7 là được còn kiểu lắp nào là do cái trục quyết định

10/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

em cảm ơn anh đã nhắc nhở , thực sự chi tiết này nhiều chỗ em vẫn chưa biết nó để làm gì , em thấy nó cần gia công thì cho dung sai thui. còn cái kích thước dài 18 kia chắc em sẽ sửa lại vì nó chỉ là cái mặt để lắp ốc vít vào thui

còn cái lỗ em cứ tưởng cho H7 là được còn kiểu lắp nào là do cái trục quyết định

Đấy mới là ví dụ của 2 kích thước thôi. các kích thước còn lại cũng xem xét tương tự vậy. Chỉ cần nhớ: Dung sai ghi lên bản vẽ là có mục đích lắp ráp với chi tiết khác, phụ thuộc vào cách sử dụng, đối tượng được lắp ghép vào mà có quyết định dung sai riêng. còn những chỗ k liên quan gì đến lắp ráp thì cứ để không vậy (những gì không ghi dung sai trên bản vẽ khi gia công sẽ được tính là sai số thông thường tra bảng là ra).

Nếu cẩn thận hơn nữa thì có thể thêm 1 bảng sai số theo phong cách của Nhật như hình bên dưới(hình góc dưới cugnf bên trái). Ở TCVN cũng có bảng quy định về sai số chung này có điều anh chưa làm theo TCVN bao giờ nên phải tự tìm hoặc nhờ người khác chỉ cho thôi.

Xin hỏi - cách tra và ghi dung sai kích thước

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]

11/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

em cảm ơn anh đã nhắc nhở , thực sự chi tiết này nhiều chỗ em vẫn chưa biết nó để làm gì , em thấy nó cần gia công thì cho dung sai thui. còn cái kích thước dài 18 kia chắc em sẽ sửa lại vì nó chỉ là cái mặt để lắp ốc vít vào thui

còn cái lỗ em cứ tưởng cho H7 là được còn kiểu lắp nào là do cái trục quyết định

Thực ra thì các anh ở đây nếu không có bản vẽ lắp, hoặc chưa làm qua thì không ai tư vấn được dung sai cho bản vẽ càng gạt của em đâu.

Lý do tại sao: Điều rất đơn giản. Muốn vẽ, lên được kích thước của một chi tiết, mình phải hiểu được chi tiết đó để làm gì. Và phải nắm được các chi tiết lân cận gắn lên nó.

Hình dáng có thể giống nhau nhưng mục đích hay trạng thái, các chi tiết lân cận khác nhau thì dung sai kích thước cũng hoàn toàn khác nhau.

Em cứ mạnh dạn nói với Thầy giáo của em rằng: Hãy đưa cho tôi bản vẽ cụm chi tiết này. Mà nếu Thầy không có thì em cứ lên mạng seach mấy đồ án ngày xưa về. Rồi ghi vào. Đừng sợ. Thầy không kiểm tra được đâu. Vì có cái cơ sở đâu mà kiểm tra.

11/10/2016

Ðề: cách tra và ghi dung sai kích thước

Có lẽ thầy của bạn đang nhầm lẫn giữa thiết kế và chế tạo.

Đồ án của bạn là công nghệ chế tạo nên bạn hoàn toàn có thể lên đề nghị thầy giáo đưa cho bạn bản vẽ đầy đủ kích thước và dung sai để bạn thiết kế ra công nghệ để chế tạo chi tiết càng đó.

Nếu thầy yêu cầu bạn thiết kế chi tiết đó thì bạn yêu cầu thầy cung cấp cho bạn bản vẽ lắp bởi không có bản vẽ lắp mà bắt bạn thiết kế dung sai cho chi tiết là việc làm phản khoa học, phản học thuật.

Còn thầy vui tính không cho cái gì hết thì bạn tưởng tượng ra rồi cho quy định dung sai cho nó, ví dụ:

1. Lỗ phi 18 để lắp với trục và quay cùng trục nên lắp trung gian phi 18H7, lỗ M8 để cố định chi tiết càng quay cùng trục nên kích thước 18 từ tâm đến mặt của lỗ M8 không cần dung sai. Độ nhám 1 tam giác là ổn.

2. Cái rãnh chữ U 16mm để cài vào chi tiết khác làm nhiệm vụ gạt thì bạn để dung sai dương +0.2/+0.1 (coi chi tiết lắp ghép với nó là dung sai âm, giả sử là 0/-0.1) dung sai này chỉ là giả định vì nó liên quan đến độ sai lệch bánh răng cần dịch chuyển, không có yêu cầu kỹ thuật của máy thì không thể quyết định được. Đó là lý do cần bản vẽ lắp.

Kích thước độ sâu của rãnh U 16 là 20mm, 30mm thì không cần dung sai, để khe hở.

3. Kích thước quan trọng tiếp theo là cái mỏ gạt, không có chi tiết cần phải di chuyển (gạt) thì cũng chẳng thể ghi dung sai, thôi thì bạn cứ tự cho vào 0.01 đến 0.05 tùy thích rồi làm công nghệ chế tạo chi tiết đó.

4. Bạn chú ý chỉ thị độ nhám đang bị ngược, hãy chỉ thị hướng ra ngoài của bề mặt gia công.

5. Chuẩn A nên lấy ở chỗ chuẩn B hiện tại và các mặt khác lấy song song và vuông góc với nó.

Mua hàng gọi 0967.84.99.34 Kết bạn Zalo (bấm vào đây)
Đặt hàng qua Messenger