Công thức tính cường độ dòng điện

Rate this post

Các công thức tính cường độ dòng điện và bài tập cơ bản

Bài viết hôm nay VnDoc tổng hợp và chia sẻ về các công thức tính cường độ dòng điện và những bài tập ví dụ cơ bản để các bạn nắm chắc kiến thức vận dụng tốt để giải bài tập Vật lý. Sau đây là tài liệu mời các bạn tải về tham khảo

  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Toán năm 2020

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1/ Định nghĩa cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện chính là đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện còn được xác định bằng thương số giữa điện lượng ∆q được dịch chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong 1 khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó..

Cường độ dòng điện không đổi

Cường độ dòng điện không đổi là cường độ dòng điện có giá trị không thay đổi theo thời gian.

Cường độ dòng điện hiệu dụng

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau.

2/ Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

I = q / t (A)

  • I là cường độ dòng điện không đổi (A)
  • q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn ( C)
  • t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s)

3/ Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng:

Công thức tính cường độ dòng điện

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện hiệu dụng
  • I0 là cường độ dòng điện cực đại

4/ Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

I = U / R

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện (đơn vị A)

U: Hiệu điện thế (đơn vị V)

R: Điện trở (đơn vị Ω)

5/ Cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật ôm

Nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In

Song song: I = I1 + I2 + … + In

6/ Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U=0, I=0)

Công thức tính cường độ dòng điện

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây đẫn đó.

Bài tập minh họa cách tính cường độ dòng điện

Bài 1: Trong khoảng thời gian là 2s có 1 điện lượng là 1,50C dịch chuyển qua 1 tiết diện thẳng của dây tóc 1 bóng đèn. Hãy tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.

Bài 2: Có 1 bộ pin của 1 thiết bị điện có thể cung cấp 1 dòng điện là 2A liên tục trong vòng 1 giờ thì ta phải nạp lại.

a) Nếu bộ pin ở trên sử dụng liên tục trong vòng 4 giờ nhưng ở chế độ tiết kiệm năng lượng thì mới phải nạp lại. Hãy tính cường độ dòng điện bộ pin này có thể cung cấp?

b) Hãy tính suất điện động của bộ pin nếu trong khoảng thời gian là 1 giờ nó sinh ra 1 công là 72 KJ.

Bài 3: Cho biết số electron dịch chuyển qua 1 tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 2s là 6,25.1018 e. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?

Bài 4: 1 đoạn mạch gồm có điện trở R1 = 300Ω được mắc song song với điện trở R2 = 600Ω trong mạch có hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là 24V. Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở ?

Bài 5: Cho 2 điện trở R1 = 6Ω và R2 = 4Ω được mắc nối tiếp với nhau và được mắc vào hiệu điện thế là 20V.

Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở, hiệu điện thế 2 đầu của mỗi điện trở?

Tính công suất tỏa nhiệt của mỗi điện trở và của đoạn mạch? Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R2 trong 10 phút?

Công thức tính cường độ dòng điện gồm lý thuyết và các bài tập vận dụng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh ôn tập. Chúc các bạn ôn thi tốt ngoài ra các bạn nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích đấy

  • Đề thi khảo sát lớp 9 môn Toán trường THCS Thái Thịnh năm học 2020 – 2021
  • Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 9
  • Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Vật lý trường THCS Nguyễn Trãi

……………………………………………………..

Ngoài Công thức tính cường độ dòng điện, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Vật lý lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Giải Vở BT Vật Lý 9, đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Mua hàng gọi 0967.84.99.34 Kết bạn Zalo (bấm vào đây)
Đặt hàng qua Messenger